Tính chất số học của lời giải Bài toán tám quân hậu

Ký hiệu quân hậu đứng ở ô nằm trên hàng thứ i của lời giải là Q[i, j]. Các chỉ số dòng cột đánh từ trên xuống dưới, trái sang phải theo cách đánh số trong ma trận). Trong một ma trân vuông:

  • các phần tử nằm trên cùng hàng có chỉ số hàng bằng nhau;
  • các phần tử nằm trên cùng cột có chỉ số cột bằng nhau;
  • các phần tử nằm trên cùng một đường chéo song song với đường chéo chính có hiệu chỉ số hàng với chỉ số cột bằng nhau;
  • các phần tử nằm trên cùng một đường chéo song song với đường chéo phụ có tổng chỉ số hàng với chỉ số cột bằng nhau;

Vì thế ta gọi các đường chéo song song với đường chéo chính là đường chéo trừ (hay hiệu), các đường chéo song song với đường chéo phụ là đường chéo cộng (hay tổng).

Do đó, mỗi lời giải có thể được biểu diễn bởi dãy Q[1,i1],Q[2,i2],...,Q[n, in],thỏa mãn các điều kiện:

  • Các chỉ số cột i1, i2,..., in đôi một khác nhau, hay chúng lập thành một hoán vị của các số 1, 2,.., n.
  • Tổng chỉ số dòng và cột của các quân hậu 1+i1, 2+i2,..., n+in đôi một khác nhau;
  • Hiệu chỉ số dòng và cột của các quân hậu 1-i1, 2-i2,...,n-in đôi một khác nhau.

Chẳng hạn lời giải cho trong hình trên biểu diễn bới dãy ô (1,4),(2, 7), (3, 3), (4, 8), (5,2), (6,5), (7,1), (8,6). Ta có thể kiểm tra các điều kiện trên trong bảng:

i12345678
j47382516
i+j59612711814
i-j-3-50-43162